Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

MẤT CẢM GIÁC VÌ BỊ TÊ NHỨC CHÂN TAY

Nhịp sống hiện đại hối hả và bận rộn, khiến nhiều người chỉ lo “bù đầu” vào công việc, chủ quan với những cơn tê nhức chân tay, cho đến khi… chân tay “mất sức” thì mới hốt hoảng tìm cách điều trị. Để không là quá muộn, chúng ta không nên chủ quan với chứng bệnh “khó ưa” này.
MẤT CẢM GIÁC VÌ BỊ TÊ NHỨC CHÂN TAY
Cần tập thể dục thường xuyên

Khi chân tay tê nhức

Hầu như tê nhức chân tay không “buông tha” một ai từ già đến trẻ, từ những người làm công việc ít vận động cho đến các đối tượng làm việc lao động chân tay. Khi trái gió trở trời, thời tiết thay đổi, chứng bệnh này lại càng “hoành hành” dữ dội hơn gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Ban đầu, mọi người thường chủ quan với chứng bệnh này, xuề xòa với sức khỏe của mình và không sớm khắc phục. Chính sự chủ quan không điều trị đã khiến cho những cơn tê nhức có điều kiện “phát triển”, dẫn đến tê bì, tê buốt chân tay khiến cho các hoạt động thường ngày như đi lại, cầm nắm đều gặp khó khăn.

Đừng để “mất sức” kéo dài


Những cơn đau nhức dai dẳng gây bất tiện, cản trở quá trình vận động của người bệnh. Anh Tiến (34 tuổi, Đồng Nai) phàn nàn: “Là tài xế mà có những khi mới cầm lái một lúc đã thấy tay nhức mỏi, những lúc như vậy mình phải đổi lái cho người khác. Bệnh gì mà oái ăm, làm mình khi nào cũng bực bội khó chịu trong người”. 


Tê nhức chân tay chủ yếu do các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép trong thời gian dài khiến khí huyết kém lưu thông dẫn đến đau nhức. Chứng bệnh này trở thành nỗi ám ảnh thường trực với người bệnh, khiến chân tay gần như “mất sức”, không duy trì được các hoạt động tự nhiên của chân tay trong đời sống thường ngày. Nếu để bệnh tiến triển nặng và kéo dài, không điều trị có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như teo cơ, yếu liệt rất khó phục hồi.

Giã từ nỗi lo tê nhức

Bảo vệ sức khỏe là bảo vệ cuộc sống của chính mình. Ai cũng muốn tìm cho mình một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Chẳng ai muốn phải “sống chung” với nỗi ám ảnh mang tên “tê nhức chân tay”. Do đó, mỗi người cần tự thiết lập cho mình chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng tuổi thọ cho xương khớp cũng như duy trì hoạt động tự nhiên của chân tay. Tăng cường vận động là biện pháp điều trị thiết thực cho người mắc chứng tê nhức chân tay. Tập luyện thể dục thường xuyên giúp chân tay dẻo dai và cơ thể khỏe mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét