Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

AI DỄ MẮC BỆNH TÊ CHÂN TAY

Chị N.N.Xuân, 27 tuổi, nhân viên văn phòng, cho biết khoảng 1 năm trước, thỉnh thoảng thấy tê các đầu ngón tay, ngón chân, cảm giác như châm chích, triệu chứng này ngày càng nặng hơn, thường xuyên hơn và lan dần ra cả cánh tay, cẳng chân có khi lại tê luôn cả nửa đầu.
AI DỄ MẮC BỆNH TÊ CHÂN TAY
Dân văn phòng dễ mắc bệnh tê chân tay

 Trong y học, đây có thể là những triệu chứng ban đầu của Xơ vữa động mạch (XVĐM) nhưng nhiều người chủ quan, xem nhẹ và khi bị liệt nhẹ hoặc thậm chí bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… thì bệnh đã quá nặng.

Vậy Xơ vữa động mạch là bệnh như thế nào? Bệnh là tình trạng động mạch bị xơ cứng, mất đàn hồi và hẹp tắc do chất béo tích tụ trong thành động mạch tạo thành các mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa có thể ngày càng to dần gây chít hẹp lòng động mạch. Đôi khi mảng xơ vữa động mạch bị vỡ, khi đó các tế bào tiểu cầu và hệ thống đông máu bị hoạt hóa dẫn đến hình thành huyết khối – cục máu đông - gây tắc động mạch. Nếu cục máu đông gây tắc động mạch vành (động mạch nuôi tim), một vùng cơ tim sẽ chết gây nên nhồi máu cơ tim; Nếu cục máu đông gây tắc động mạch tưới máu não, một vùng não sẽ chết, gây nên đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não); Nếu cục máu đông gây tắc động mạch ở chân có thể gây tê bại và thậm chí hoại tử ngón chân hay bàn chân.

Làm sao để nhận biết chứng tê tay chân do XVĐM? Nguyên nhân chủ yếu của XVĐM xuất phát từ sự thụ động trong cuộc sống, ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý, nhiều dầu mỡ, uống bia rượu, stress… hoặc bệnh lý làm gia tăng nguy cơ XVĐM như hút thuốc, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, béo phì. Ngoài ra, bệnh cũng có tính di truyền và các yếu tố về tâm lý xã hội, áp lực cuộc sống… cũng dẫn đến XVĐM.

Phòng ngừa và điều trị: Để phòng XVĐM cũng như chứng tê tay, tê chân (những dấu hiệu đầu tiên),… cần có chế độ tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với những bài tập với cường độ vừa phải, khoảng 30 phút/ngày, như đi bộ, dưỡng sinh…Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

- Ăn cá (hai – ba lần trong một tuần). Các loại cá hồi, cá chép… chứa nhiều chất béo omega-3. Chất này rất tốt cho thành động mạch, có khả năng chống lại sự tạo mảng xơ vữa và giảm cholesterol trong máu.

- Sử dụng thức ăn đạm thực vật: đậu nành, đậu hũ.

- Tăng cường lượng rau xanh, hoa quả tươi, uống nước chè xanh.

- Thịt gà khi ăn nên bỏ da.

- Thay đổi cách chế biến các món ăn: tăng cường hấp, luộc, hầm… Hạn chế dùng phương pháp chế biến hun, quay, nướng, chiên, xào… Nên sử dụng dầu thực vật như dầu mè, dầu lạc, nhưng không nên ăn nhiều.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét